Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001
-----o0O0o-----
   
   Tổ chức áp dụng hệ thống ISO 14001 để kiểm soát các khía cạnh và tác động môi trường của các hoạt động sản xuất/ dịch vụ của tổ chức và cải tiến liên tục để đáp ứng các yêu cầu pháp luật cũng như các yêu cầu của tiêu chuẩn.
    Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tổ chức cần chứng tỏ tổ chức đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm
   Để chứng tỏ tổ chức đã tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 bằng một số cách sau đây:
  • Tự công bố rằng tổ chức của mình đã áp dụng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001
  • Khách hàng hoặc các bên liên quan đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001
  • Mời tổ chức độc lập đánh giá chứng nhận sự phù hợp với hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
  Tiêu chuẩn ISO 14001 mong muốn các tổ chức tuân thủ đầy đủ các yêu cầu trong tiêu chuẩn không có ngoạI lệ. Mọi yêu cầu của tiêu chuẩn phảI được thiết lập, thực hiện và duy trì.
  Mức độ đạt được tuỳ thuộc vào từng tổ chức như quy mô mức độ phức tạp  của từng hệ thống quản lý môi trường. Mức độ tài liệu hoá phụ thuộc vào nguồn lực và năng lực con người. Làm thế nào để đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này phụ thuộc vào các yếu tố như:
  • Quy mô của tổ chức
  • Vị trí của tổ chức
  • Phạm vị áp dụng của tổ chức
  • Chính sách môi trường của tổ chức
  • Loại hình hoạt động của sản phẩm/ dịch vụ của tố chức
  • Các khía cạnh và tác động môi trường của tổ chức
  • Các yêu cầu của pháp luật mà tổ chức cam kết tuân thủ
Các bước thực hiện xây dựng hệ thống quản lý môi trường
    Để phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, tổ chức phải xây dựng hệ thống quản lý môi trường của mình có đề cập đến các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 14001
Tổ chức phải:
1.   Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn.
2.   Thiết lập một chính sách môi trường.
3.   Xác định các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình.
4.   Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ.
5.   Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và kế hoạch để đạt được các mục  tiêu và chỉ tiêu này .
6.   Xác định, lập thành văn bản và thông báo về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn.
7.   Xác định nhu cầu & thực hiện đào tạo.
8.   Thiết lập và duy trì các thủ tục trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài.
9.   Thiết lập và phổ biến các tài liệu của hệ thống quản lý môi trường.
10.  Kiểm soát các tài liệu được áp dụng.
11.  Đảm bảo rằng các thủ tục liên quan đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa được thực hiện / kiểm soát.
12.  Thiết lập và thử nghiệm sự chuẩn bị và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp.
13.  Giám sát và đo lường các hoạt động của mình có thể gây tác động đáng kể đến môi trường.
14.  Đánh giá sự tuân thủ (với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác và tổ chức đề ra.
15.  Thiết lập và duy trì các thủ tục xác định trách nhiệm và quyền hạn trong việc xử lý và điều tra sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa.
16.  Thiết lập và duy trì thủ tục kiểm soát hồ sơ môi trường.
17.  Lập chương trình & thực hiện đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường để xác định sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001.
18.  Thiết lập quá trình xem xét lại hệ thống quản lý môi trường nhằm đảm bảo tính thích hợp, đầy đủ và hiệu quả liên tục của hệ thống.
      Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com
Tổ chức nào cần xây dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001: 2015?
************

–         Tổ chức muốn khẳng định khả năng cung cấp các sản phẩm một cách ổn định đáp ứng các yêu cầu khách hàng và các yêu cầu chế định thích hợp.
–         Tổ chức muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng
–       Tổ chức cần cải tiến liên tục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu.
–         Tăng lợi nhuận, tăng sản phẩm và giảm sản phẩm hư hỏng, giảm lãng phí

Các yêu cầu cần kiểm soát của tiêu chuẩn ISO 9001: 2015

1- Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ
Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu bên ngoài, và dữ liệu của công ty
2- Trách nhiệm của lãnh đạo
– Cam kết của lãnh đạo
– Định hướng bỡi khách hàng
– Thiết lập chính sách chất lượng, và mục tiêu chất lượng cho các phòng ban
– Xác định trách nhiệm quyền hạn cho từng chức danh
– Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin nội bộ
– Tiến hành xem xét của lãnh đạo
3- Quản lý nguồn lực
– Cung cấp nguồn lực
– Tuyển dụng
– Đào tạo
– Cơ sở hạ tầng
– Môi trường làm việc
4- Tạo sản phẩm
– Hoạch định sản phẩm
– Xác định các yêu cầu liên quan đến khách hàng
– Kiểm soát thiết kế
– Kiểm soát mua hàng
– Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ
– Kiểm soát thiết bị đo lường
5- Đo lường phân tích và cải tiến
– Đo lường sự thoả mãn của khách hàng
– Đánh giá nội bộ
– Theo dõi và đo lường các quá trình
– Theo dõi và đo lường sản phẩm
– Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
– Phân tích dữ liệu
– Hành động khắc phục
– Hành động phòng ngừa
     Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Nghị định mới thay đổi căn bản cách quản lý an toàn thực phẩm


Ngay sau khi Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 3/2/2018 (Nghị định 15), phóng viên Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế về những điểm mới căn bản của Nghị định 15.
Khoảng 70-75% tổng số lượng sản phẩm bao gói sẵn trên thị trường sẽ được tự công bố sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Xin ông cho biết những điểm mới cơ bản của Nghị định 15 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm?

Ông Nguyễn Thanh Phong: Thứ nhất, Nghị định 15 sẽ làm thay đổi cơ bản phương thức quản lý trước đó, tức là thay vì tất cả các sản phẩm bao gói sẵn trước đây phải cấp giấy xác nhận phù hợp thì bây giờ chỉ có 3 nhóm sản phẩm bao gồm: nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ tới 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới và những sản phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt như thực phẩm ăn qua xông cho người bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ, phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan quản lý.

Các sản phẩm còn lại do các doanh nghiệp tự công bố. Trong đó có các chỉ tiêu an toàn về kim loại nặng, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, các vi sinh vật gây bệnh, nấm men, nấm mốc… các doanh nghiệp cũng tự công theo mức giới hạn cho phép mà Bộ Y tế đã quy định. Đồng thời, doanh nghiệp phải gửi một bản tới cơ quan quản lý, sau đó được phép sản xuất. Các cơ quan quản lý sẽ căn cứ vào bản công bố này để tăng cường hậu kiểm, nếu lấy mẫu kiểm nghiệm mà không đúng như mẫu doanh nghiệp tự công bố thì sẽ xử lý rất nghiêm.

Đối với kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, Nghị định 15 sẽ giảm tối đa số lô sản phẩm phải kiểm nghiệm, đặc biệt là những sản phẩm đã công bố đăng ký chất lượng và các nhà máy đã có chứng nhận hệ thống GMP, HACCP…, khi nhập khẩu, hải quan chỉ kiểm tra hồ sơ, trừ trường hợp có cảnh báo và trường hợp sản phẩm ra thị trường mà phát hiện sai phạm thì sẽ đưa vào dạng kiểm soát chặt.

Một điểm mới nữa của Nghị định là phân cấp về địa phương. Trước đây, việc xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe... được thực hiện đăng ký tại các Bộ liên quan, còn theo Nghị định 15 thì Bộ Y tế chỉ quản lý một nhóm sản phẩm, đó là sản phẩm bảo vệ sức khỏe và sản phẩm phụ gia hỗn hợp có công dụng mới, còn các sản phẩm khác sẽ đăng ký địa phương. 

Hiện có khoảng bao nhiêu sản phẩm không phải công bố với cơ quan quản lý trước khi sản xuất, đưa ra thị trường? Những doanh nghiệp còn kiểm tra, thủ tục có đơn giản không, thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Phong: Trên thị trường hiện nay có khoảng 70-75% tổng số lượng sản phẩm bao gói sẵn trên thị trường sẽ được tự công bố.

Những sản phẩm vẫn phải kiểm tra còn khoảng hơn 20%, tuy nhiên thủ tục công bố cũng sẽ đơn giản hơn như biểu mẫu, số hồ sơ đi kèm cũng được lược bỏ bớt nhưng bắt buộc các doanh nghiệp phải có lộ trình sản xuất hướng tới hệ thống đạt chuẩn GMP hoặc HACCP.

Bên cạnh đó, hồ sơ của các doanh nghiệp này cũng bắt buộc phải có tài liệu chứng minh công dụng sản phẩm, công dụng cũng phải gói gọn trong thực phẩm, chứ không phải không có cơ sở.

Nếu các doanh nghiệp sau khi tự công bố sản phẩm mà bị phát hiện không đúng như công bố, sẽ bị xử lý như nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Phong: Trước đây, thay vì ngồi để cấp chứng nhận tiêu chuẩn, bắt doanh nghiệp đi kiểm nghiệm để so sánh, thì giờ đây cơ quan quản lý tập trung tối đa nguồn nhân lực cho công tác hậu kiểm.

Ngay sau khi Nghị định này được ban hành, chúng tôi đã triển khai kế hoạch để hướng dẫn địa phương và các đơn vị thực hiện ngay phương thức quản lý mới, kể cả biểu mẫu đăng ký hoặc biểu mẫu công bố, đồng thời sẽ có kế hoạch tăng cường hậu kiểm và lấy mẫu kiểm nghiệm.

Nếu doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định 178 của Chính phủ. Hiện, Bộ Y tế cũng đang đề xuất thay đổi mức phạt theo hướng nặng hơn rất nhiều để các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc bảo đảm sản phẩm khi đưa ra thị trường, đặc biệt là rút giấy phép và nêu tên trên các phương tiện truyền thông để người dân biết và tránh lựa chọn sử dụng.

Nghị định 15 sẽ được thực hiện theo nguyên tắc là thông thoáng cho doanh nghiệp, đồng thời phải đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

HỎI, ĐÁP ISO

Thời gian tư vấn ISO cho một doanh nghiệp mất bao lâu?

TL: Thời gian tư vấn ISO nhanh hay lâu là tùy thuộc vào thực trạng của Doanh nghiệp của Bạn. Nếu Công ty bạn chưa có nhân sự am hiểu về ISO, chưa tiếp cận làm việc theo tiêu chuẩn, chưa có thói quen làm việc theo quy trình hoặc các quy định dưới dạng văn bản. Nhân viên làm việc theo chỉ thị bằng “Lời” của cấp trên, theo kinh nghiệm và theo thói quen của mình là chủ yếu, thì bạn nên hoạch định thời gian tư vấn & áp dụng ISO không dưới 6 tháng. Nếu công ty bạn đã & đang hoạt động theo các quy trình bằng văn bản thì bạn có thể hoạch định thời gian tư vấn để đạt được chứng nhận dưới 6 tháng. Nếu Công ty bạn đã có nhân sự chuyên trách & đang vận hành rất tốt tuân thủ theo hệ thống đã được thiết lập dưới dạng văn bản thì có thể là 1-2 tháng.
2/ Chi phí tư vấn ISO hết bao nhiêu?
TL: Không có môt mức phí chung cho tư vấn ISO. Chi phí tư vấn ISO phụ thuộc vào thực trạng mỗi công ty: phụ thuộc vào quy mô công ty, số lượng các phòng ban, số lượng nhân viên & mức độ phức tạp của ngành nghề cũng như độ khó của từng tiêu chuẩn. Vì vậy các công ty tư vấn uy tín thường phải có thông tin chi tiết về công ty bạn thì họ mới có thể gửi báo giá tư vấn.
3/ Sao công ty tôi áp dụng ISO tốn tiền quá vậy?
TL: Áp dụng ISO tốn tiền hay không là do cách áp dụng của công ty bạn.  Nếu công ty áp dụng mang tính hình thức, mang tính đối phó là chỉ cần có giấy chứng nhận cho xong chứ không đem lại giá trị gia tăng gì cho Công ty. Thì lúc đó áp dụng ISO quả thực rất tốn tiền, nó sẽ là chi phí là gánh nặng cho công ty.
Nhưng nếu công ty bạn áp dụng ISO một cách thực sự, nghiêm túc và tự nguyện do thấy được lợi ích của việc áp dụng ISO chứ không phải chỉ là để đối phó thì lúc này ISO sẽ là một công cụ hữu ích cho việc quản lý, đem lại cải tiến thực sự cho công ty. Lúc này số tiền bạn bỏ ra để tư vấn và áp dụng ISO sẽ không phải là chi phí nữa mà nó sẽ được xem như là một khoản đầu tư. Bạn sẽ thu hồi được vốn và “có lãi” nhờ vào các cải tiền, giảm chi phí và nâng cao được sự thỏa mãn khách hàng.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Hiệu quả áp dụng Hệ thống quản lý ISO 9001, công cụ cải tiến Năng suất chất lượng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

      Việc áp dụng các Hệ thống quản lý (ISO 9001), công cụ cải tiến Năng suất Chất lượng là cần thiết và phù hợp với thực trạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
       Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, việc áp dụng các Hệ thống quản lý, công cụ cải tiến Năng suất Chất lượng là cần thiết và phù hợp với thực trạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền kinh tế thị trường đã và đang tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ, khốc liệt hơn bao giờ hết; đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới - ở đó, các doanh nghiệp điều phải tuân theo các quy luật, sân chơi mang tính toàn cầu. Các doanh nghiệp có năng lực vượt trội trong quản lý điều hành, trong quản trị tài chính, trong quản trị chiến lược, … sẽ có ưu thế và lợi thế rõ rệt; song hành với đó là các doanh nghiệp có năng lực yếu kém sẽ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh hoặc phải tự đào thải.
      Việc đối mặt với nền kinh tế đang suy giảm dẫn đến các doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn về tài chính nhưng lại phải duy trì sự tồn tại, ổn định và phát triển. Do đó bên cạnh việc tái cấu trúc, các Doanh nghiệp còn cần phải chú trọng sử dụng các hệ thống quản lý, công cụ tiên tiến để vực dậy Doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh. Giúp các doanh nghiệp này đáp ứng được tổng thể các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý môi trường, An toàn thực phẩm một cách hiệu quả nhất.
Áp dụng các Hệ thống quản lý, công cụ cải tiến Năng suất Chất lượng nào?
     Việc đưa các công cụ quản lý tiên tiến của Thế giới vào các Doanh nghiệp này là rất cần thiết. Thông qua việc áp dụng một số tiêu chuẩn này (như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000…) giúp cho Doanh nghiệp quy trình hóa các hoạt động, qua đó chuẩn hóa và thiết lập các chuẩn mực cần thiết để kiểm soát các hoạt động; tạo lập cách thức làm việc thống nhất và cung cấp đầu ra tin cậy, ổn định, chất lượng, … từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giúp giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, chủ đầu tư, các nhà thầu nước ngoài, giúp doanh nghiệp có cơ sở vững chắc để nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo môi trường, đảm bảo an toàn của sản phẩm, cũng như nâng cao khả năng xuất khẩu các sản phẩm của mình.
       Trong quá trình hội nhập toàn cầu đó, Công ty Tư vấn và đào tạo Napha cùng đội ngũ các chuyên gia tư vấn ISO  uy tín, chuyên nghiệp, có tâm và có tầm luôn sẵn sàng đồng hành giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận việc xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO 14001, HACCP, ISO 22000 …và các công cụ nâng cao năng suất Chất lượng như 5S, 7 công cụ thống kê, …
         Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979


TCVN ISO 9001:2015 - Các phương pháp nhận diện bối cảnh của tổ chức
*********
      Phương pháp nào là hiệu quả để nhận diện bối cảnh tổ chức trong việc áp dụng Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015
     Theo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 thì doanh nghiệp phải nhận diện được bối cảnh của tổ chức. Vậy phương pháp nào là hiệu quả trong việc nhận diện bối cảnh tổ chức?
Dưới đây là hai phương pháp nhận diện bối cảnh tổ chức:
1/ Sử dụng công cụ PEST: Phân tích PEST giúp bạn xác định được các yếu tố bên ngoài mà có khả năng là cơ hội hoặc thách thức đối với doanh nghiệp của bạn:
P (Politics) - Các yếu tố chính trị và luật pháp có thể tác động tới ngành kinh doanh của bạn, ví dụ Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
E (Economics)- Các yếu tố kinh tế, ví dụ như thay đổi trong giá dầu, hoặc GPD tăng trưởng cao
S (Social)- Các yếu tố xã hội như thay đổi về niềm tin hoặc thái độ từ việc tăng thu nhập hoặc tiếp cận với các xu hướng quốc tế
T (Technology) - Các yếu tố về kỹ thuật như tăng việc sử dụng Internet hoặc có thêm nhiều thông tin trên mạng về lĩnh vực kinh doanh của bạn.
PEST là công cụ phân tích liên quan đến những yếu tố vĩ mô, bên ngoài môi trường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
2/ Sử dụng mô hình phân tích 5 lực tác động của Porter (Porter’s five forces analysis model):   Đây là năm yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp
– Potential entrants (Những đối thủ tiềm năng): Mối đe dọa của các đối thủ tiềm năng (người mới)
– Supplier (Nhà cung cấp): Quyền thương lương của nhà cung cấp
– Substitutes (Các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế): Mối đe dọa của các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế
– Buyer (Khách hàng): Quyền thương lượng của người mua
– Competition (Sự cạnh tranh): Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại
Trên đây là hai phương pháp nhận diện bối cảnh của tổ chức được áp dụng cho tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

TCVN ISO 9001:2015 - Các phương pháp nhận diện bối cảnh của tổ chức
*********
      Phương pháp nào là hiệu quả để nhận diện bối cảnh tổ chức trong việc áp dụng Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015
     Theo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 thì doanh nghiệp phải nhận diện được bối cảnh của tổ chức. Vậy phương pháp nào là hiệu quả trong việc nhận diện bối cảnh tổ chức?
Dưới đây là hai phương pháp nhận diện bối cảnh tổ chức:
1/ Sử dụng công cụ PEST: Phân tích PEST giúp bạn xác định được các yếu tố bên ngoài mà có khả năng là cơ hội hoặc thách thức đối với doanh nghiệp của bạn:
P (Politics) - Các yếu tố chính trị và luật pháp có thể tác động tới ngành kinh doanh của bạn, ví dụ Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
E (Economics)- Các yếu tố kinh tế, ví dụ như thay đổi trong giá dầu, hoặc GPD tăng trưởng cao
S (Social)- Các yếu tố xã hội như thay đổi về niềm tin hoặc thái độ từ việc tăng thu nhập hoặc tiếp cận với các xu hướng quốc tế
T (Technology) - Các yếu tố về kỹ thuật như tăng việc sử dụng Internet hoặc có thêm nhiều thông tin trên mạng về lĩnh vực kinh doanh của bạn.
PEST là công cụ phân tích liên quan đến những yếu tố vĩ mô, bên ngoài môi trường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
2/ Sử dụng mô hình phân tích 5 lực tác động của Porter (Porter’s five forces analysis model):   Đây là năm yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp
– Potential entrants (Những đối thủ tiềm năng): Mối đe dọa của các đối thủ tiềm năng (người mới)
– Supplier (Nhà cung cấp): Quyền thương lương của nhà cung cấp
– Substitutes (Các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế): Mối đe dọa của các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế
– Buyer (Khách hàng): Quyền thương lượng của người mua
– Competition (Sự cạnh tranh): Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại
Trên đây là hai phương pháp nhận diện bối cảnh của tổ chức được áp dụng cho tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979
Email: Vietcert.kd61@gmail.com

12 Bước giúp doanh nghiệp xây dựng thành công tiêu chuẩn Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm HACCP
**********
      Để xây dựng thành công tiêu chuẩn Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm HACCP doanh nghiệp cần áp dụng 12 bước xây dựng HACCP sau đây
Bước 1: Lập nhóm công tác về HACCP.
Đầu tiên là lập nhóm HACCP phải đảm bảo có kiến thức và chuyên môn rõ ràng về loại sản phẩm thích hợp để triển khai chương trình HACCP hữu hiệu. Việc nghiên cứu HACCP đòi hỏi phải thu thập, xử lý và đánh giá các số liệu chuyên môn. Do đó, các thành viên phải được đào tạo và có đủ hiểu biết về những vấn đề liên quan trong công việc xây dựng và áp dụng chương trình HACCP.
Bước 2: Mô tả sản phẩm.
Phải mô tả đầy đủ những chi tiết quan trọng của sản phẩm, kể cả những sản phẩm trung gian tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm được xét có liên quan đến tính an toàn và chất lượng thực phẩm như: thành phần sản phẩm, cấu trúc vật lý/hoá học, các xử lý sinh vật / xử lý tinh (ví dụ: xử lý nhiệt, làm đông lạnh, ướp muối, hun khói…) cách đóng gói, độ bền, tình trạng lưu giữ và phương pháp phân phối.
Bước 3: Xác định mục đích sử dụng.
Căn cứ vào cách sử dụng dự kiến của sản phẩm đối với nhóm người sử dụng cuối cùng hay người tiêu thụ để xác định mục đích sử dụng.
1.  Phương thức sử dụng
2.  Phương thức phân phối
3.  Điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng
4.  Yêu cầu về ghi nhãn.
Bước 4: Thiết lập sơ đồ quy trình sản xuất
Sơ đồ quy trình sản xuất và sơ đồ mặt bằng, bố trí thiết bị phải do nhóm HACCP thiết lập bao gồm tất cả các bước trong quá trình sản xuất. Đây là công cụ quan trọng để xây dựng kế hoạch HACCP.
Bước 5: Thẩm tra sơ đồ quy trình sản xuất
Nhóm HACCP phải thẩm tra lại từng bước trong sơ đồ một cách cẩn thận bảo đảm sơ đồ đó thể hiện một cách đúng đắn quá trình hoạt động của quy trình trong thực tế. Phải kiểm tra sơ đồ này ứng với hoạt động của quy trình cả vào ban ngày lẫn ban đêm và những ngày nghỉ. Sơ đồ phải được chỉnh sửa cẩn thận sau khi nhận thấy những thay đổi so với sơ đồ gốc.
Bước 6: Xác định và lập danh mục các mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa
- Nhận diện tất cả các mối nguy hại có thể xảy ra. Những nguy hại được xem xét phải là những nguy hại mà việc xóa bỏ nó hay hạn chế nó đến mức độ chấp nhận được sẽ có tầm quan trọng thiết yếu đến chất lượng an toàn thực phẩm xét theo những yêu cầu đã được đặt ra.
- Tiến hành phân tích mối nguy để xác định các biện pháp phòng ngừa kiểm soát chúng. Các biện pháp phòng ngừa là những hành động được tiến hành nhằm xóa bỏ hoặc giảm bớt mức độ gây hại của mối nguy đến một mức độ có thể chấp nhận được.
Bước 7: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn CCPs
Để xác định các CCPs có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong đó phổ biến là sử dụng CÂY QUYẾT ĐỊNH. Cây quyết định là sơ đồ có tính logic nhằm xác định một cách khoa học và hợp lý các CCPs trong một chu trình thực phẩm cụ thể. Rà soát lại các kết quả phân tích mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa đã lập. Loại bỏ các mối nguy hại có thể kiểm soát bằng việc áp dụng các phương pháp. Các mối nguy còn lại là các mối nguy không thể kiểm soát đầy đủ bằng các phương pháp thì tiến hành phân tích để xác định CCPs.
Bước 8: Thiết lập các ngưỡng tới hạn cho từng CCP
- Ngưỡng tới hạn là các giá trị được định trước cho các biện pháp an toàn nhằm triệt tiêu hoặc kiểm soát một mối nguy tại một CCP trong suốt quá trình vận hành. Mỗi điểm CCP có thể có nhiều ngưỡng tới hạn. Để thiết lập chúng, cần căn cứ vào các quy định vệ sinh, an toàn của nhà nước, các tiêu chuẩn quốc tế, các hướng dẫn kiến nghị quốc tế của FAO, WHO, các cứ liệu khoa học, các tài liệu kỹ thuật, các thông số quy trình công nghệ, các số liệu thực nghiệm.
- Để đảm bảo các chỉ tiêu cần kiểm soát không có cơ hội vượt ngưỡng tới hạn, cần xác định giới hạn an toàn để tại đó phải tiến hành điều chỉnh quá trình chế biến nhằm ngăn ngừa khả năng vi phạm ngưỡng tới hạn. Trong thực tế, đưa ra khái niệm “Ngưỡng vận hành” là giá trị tại đó của chỉ tiêu cần kiểm soát, người điều khiển phải kịp thời điều chỉnh thiết bị hay quy trình để đảm bảo giá trị đó không quá ngưỡng tới hạn. Như vậy, ngưỡng vận hành luôn luôn có hệ số an toàn cao hơn ngưỡng tới hạn và có giá trị luôn nằm trong vùng an toàn của ngưỡng tới hạn.
Bước 9: Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP
Giám sát là đo lường hay quan trắc theo lịch trình các thông số của CCP để so sánh chúng với các ngưỡng tới hạn. Hệ thống giám sát mô tả phương pháp quản lý sử dụng để đảm bảo cho các điểm CCP được kiểm soát, đồng thời nó cũng cung cấp những hồ sơ về tình trạng của quá trình để sử dụng về sau trong giai đoạn thẩm tra. Việc giám sát phải cung cấp thông tin đúng để hiệu chỉnh nhằm bảo đảm kiểm soát quá trình, ngăn ngừa vi phạm các ngưỡng tới hạn.
Bước 10: Thiết lập các hành động khắc phục
Các hành động khắc phục được tiến hành khi kết quả cho thấy một CCP nào đó không được kiểm soát đầy đủ. Phải thiết lập các hành động khắc phục cho từng CCP trong hệ thống HACCP để xử lý các sai lệch khi chúng xảy ra nhằm điều chỉnh đưa quá trình trở lại vòng kiểm soát.
Bước 11: Thiết lập các thủ tục thẩm tra
- Hoạt động thẩm tra phải được tiến hành nhằm để đánh giá lại toàn bộ hệ thống HACCP và những hồ sơ của hệ thống. Tần suất thẩm tra cần phải đủ để khẳng định là hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
- Các phương pháp thẩm tra có thể bao gồm các hệ thống nội bộ, kiểm tra về mặt vi sinh các mẫu sản phẩm trung gian và cuối cùng, tiến hành thêm các xét nghiệm tại những điểm CCP có chọn lọc, tiến hành điều tra thị trường để phát hiện những vấn đề sức khỏe không bình thường do tiêu thụ sản phẩm, cập nhật số liệu từ phía người tiêu dùng sản phẩm. Đó chính là cơ sở để bổ sung, sửa đổi chương trình HACCP.
Thủ tục thẩm tra bao gồm:
1. Xem xét lại nghiên cứu HACCP và những hồ sơ ghi chép
2. Đánh giá lại những lệch lạc và khuyết tật sản phẩm
3. Quan sát nếu các điểm CCP còn đang kiểm soát được
4. Xác nhận những ngưỡng tới hạn được xác định
5. Đánh giá lại chương trình HACCP và tình hình sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai.
Bước 12: Thiết lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ HACCP
- Việc lưu giữ hồ sơ có hiệu quả và chính xác đóng vai trò quan trọng trong áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Các thủ tục HACCP phải được ghi thành văn bản. Việc lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ phải phù hợp với tính chất và quy mô của quá trình hoạt động.
- Các loại tài liệu là: phân tích mối nguy, xác định các CCP, xác định ngưỡng tới hạn.
- Các loại hồ sơ bao gồm: Hồ sơ giám sát CCP, hồ sơ về các sai lệch và những hành động khắc phục kèm theo, hồ sơ về hoạt động thẩm tra.
-> Ngoài các bước nêu trên, để thực thi kế hoạch HACCP hiệu quả thì việc đào tạo nhận thức của công nhân viên trong cơ sở về các nguyên tắc và các ứng dụng hệ thống HACCP là những yếu tố quan trọng. Thông qua việc nâng cao hiểu biết của toàn thể cán bộ công nhân viên về vấn đề chất lượng và tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP sẽ đem lại sự thành công trong việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com