Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

CHỨNG NHẬN ISO 22000 QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO? - 0903505714

Chứng nhận ISO 22000 là chứng chỉ có giá trị quốc tế, nó như một lời cam kết của doanh nghiệp trong việc kiểm soát các mối nguy hiểm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng…
Chứng nhận ISO 22000 hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Khi cuộc sống của con người được nâng cao, nhu cầu sử dụng các dịch vụ cũng theo đó mà tăng lên. Tiêu chí hàng đầu giúp khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, chính là tính an toàn cho người sử dụng. Trong số đó, vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và được cấp chứng nhận của quốc tế, giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng tốt với khách hàng và tự tin cạnh tranh trong môi trường quốc tế.
Chứng nhận ISO 22000 cần thiết với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được triển khai nhằm chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về hệ thống trao đổi thông tin, hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro trong một doanh nghiệp.
Chứng nhận ISO 22000 như một bằng chứng về an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và cung ứng thực phẩm.

Ảnh minh họa

Chứng nhận ISO 22000 có thể được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ khâu chăn nuôi, sơ chế đến chế biến, vận chuyển và lưu kho, cũng như các khâu bán buôn, bán lẻ; hoặc các đơn vị liên quan khác như: xí nghiệp sản xuất thiết bị, bao bì, các chất làm sạch, phụ gia thực phẩm,…
Chứng nhận ISO 22000 như một bằng chứng của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và cung cấp thực phẩm trong việc phát hiện kịp thời và kiểm soát các mối nguy hiểm thực phẩm, cũng như quản lý hệ thống giám sát an toàn thực phẩm.
Chứng nhận ISO 22000 mang tới cho doanh nghiệp những lợi ích tuyệt vời như:
– Tạo ấn tượng tốt với khách hàng, gia tăng cơ hội kinh doanh.
– Tăng tính minh bạch của doanh nghiệp trong quy trình sản xuất, chế biến và cung ứng thực phẩm tới người tiêu dùng.
– Giúp doanh nghiệp sản xuất tốt hơn với hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm được quốc tế công nhận.
– Tăng khả năng tối thiểu hóa các rủi ro quan trọng ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp.
– Giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ và tối thiểu hóa nguy cơ sai lỗi.
– Nâng cao tinh thần làm việc và tính trách nhiệm của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp.
– Góp phần gia tăng tính chủ động của doanh nghiệp trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều hệ thống tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm khác nhau, bao gồm tiêu chuẩn do các doanh nghiệp tự xây dựng, các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế. Nhưng tiêu chuẩn ISO 22000 vẫn được sử dụng phổ biến và có giá trị hơn cả. Các nguyên tắc trong hệ thống tiêu chuẩn này đã trở thành điều kiện ràng buộc doanh nghiệp trong thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm tự giác và nghiêm túc.
Sai lầm trong sản xuất và cung ứng thực phẩm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Chứng nhận ISO 22000 là bằng chứng của doanh nghiệp về một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả và danh tiếng, chắc chắn rằng không một mắt xích nào trong chuỗi cung cứng thực phẩm gây hại tới sức khỏe người tiêu dùng.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh - 0903505714
Email: Vietcert.kd96@gmail.com


Phiên bản tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đã chính thức được ban hành - 0903505714

Có đến hơn hai trăm loại bệnh lây lan qua chuỗi thức ăn, rõ ràng là sản xuất thực phẩm an toàn, bền vững là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay. Toàn cầu hóa thương mại thực phẩm đang tiếp tục làm phức tạp hơn vấn đề an toàn thực phẩm. Phiên bản tiêu chuẩn ISO 22000 mới về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thể hiện một phản ứng kịp thời với điều này.

An toàn thực phẩm chính là phòng ngừa, loại bỏ và kiểm soát các mối nguy từ thực phẩm, từ nơi sản xuất đến điểm tiêu thụ. Vì các nguy cơ về an toàn thực phẩm có thể được xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình, mọi công ty trong chuỗi cung ứng thực phẩm phải thực hiện các biện pháp kiểm soát mối nguy một cách thích đáng. Trong thực tế, an toàn thực phẩm chỉ có thể được duy trì thông qua sự nỗ lực kết hợp của tất cả các bên: chính phủ, nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.

Với đối tượng áp dụng là tất cả các tổ chức trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn, bất kể quy mô hay ngành nghề, ISO 22000:2018, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thức ăn, đã chuyển đổi quản lý an toàn thực phẩm thành một quá trình cải tiến liên tục. Tiêu chuẩn đưa cách tiếp cận phòng ngừa vào vấn đề an toàn thực phẩm bằng cách hỗ trợ việc xác định, phòng ngừa và giảm thiểu các mối nguy trong chuỗi thực phẩm và thức ăn.

Phiên bản mới này mang đến sự hiểu biết rõ ràng cho hàng ngàn công ty trên toàn thế giới đã sử dụng tiêu chuẩn này. Những cải tiến mới nhất của tiêu chuẩn bao gồm:

  • Áp dụng cấu trúc cấp cao chung cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO, giúp các tổ chức dễ dàng kết hợp ISO 22000 với các hệ thống quản lý khác (như ISO 9001 hay ISO 14001) tại một thời điểm nhất định
  • Một cách tiếp cận mới đối với rủi ro - như một khái niệm quan trọng trong kinh doanh thực phẩm - phân biệt giữa rủi ro ở cấp độ hoạt động và cấp độ kinh doanh của hệ thống quản lý
  • Liên kết chặt chẽ với Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm, nhóm thực phẩm của Liên hợp quốc, xây dựng các hướng dẫn về an toàn thực phẩm cho các quốc gia
  • Tiêu chuẩn mới này cung cấp khả năng kiểm soát động các mối nguy về an toàn thực phẩm kết hợp các yếu tố chính được thừa nhận là: truyền thông tương tác, quản lý hệ thống, Chương trình tiên quyết (PRP) và các nguyên tắc Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).

Ông Jacob Faergemand, Trưởng Ban kỹ thuật ISO/TC 34, Sản phẩm thực phẩm, Tiểu ban 17, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn này, nói: “Để đáp ứng nhu cầu thị trường về an toàn thực phẩm, ISO 22000 được xây dựng bởi các bên liên quan trong các tổ chức an toàn thực phẩm như: quản trị, người tiêu dùng, tư vấn, công nghiệp và nghiên cứu. Khi một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng bởi chính người sử dụng ISO 22000 thì có thể chắc chắn rằng các yêu cầu từ thị trường sẽ được đáp ứng.”

ISO 22000:2018 hủy bỏ và thay thế ISO 22000:2005. Các tổ chức được chứng nhận theo phiên bản tiêu chuẩn trước có thời hạn ba năm để chuyển đổi sang phiên bản mới.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh - 0903505714
Email: Vietcert.kd96@gmail.com


Hệ thống quản lý ATTP theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 - 0903505714

Bộ tiêu chuẩn iso 22000 đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn áp dụng cho các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến, bao gói, lưu giữ, vận chuyển cho đến cung cấp suất ăn,.. không phân biệt quy mô và loại hình sản xuất thực phẩm. Qua đó, nó giúp cho tổ chức áp dụng thiết lập một hệ thống phòng ngừa có hiệu lực để ngăn chặn việc xảy ra các rủi ro ATTP.
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 được thiết kế dựa trên nền tảng của việc thực hành các nguyên tắc HACCP, GMP trong toàn chuỗi thực phẩm. Trong đó, việc nhận biết các quá trình trọng yếu, phân tích các mối nguy, xác định các điểm kiểm soát tới hạn... để thiết lập các biện pháp kiểm soát thích hợp kết hợp với thực hành và theo dõi sự tuân thủ được xem là những yếu tố then chốt dẫn tới thành công.
“Rủi ro được yêu cầu xem xét ở cả cấp độ chiến lược tức các rủi ro gắn liền với định hướng, chính sách, môi trường kinh doanh của tổ chức,… hay còn gọi là những rủi ro kinh doanh. Đó là những rủi ro có thể đến từ các yếu tố bên ngoài như thay đổi về môi trường pháp lý, vị trí địa lý, nhu cầu, mong đợi của khách hàng, các bên quan tâm, rủi ro trong quá trình nắm bắt, thực thi các cơ hội, biện pháp kinh doanh trong quá trình điều hành, quản trị doanh nghiệp để đạt được mục tiêu cụ thể của tổ chức… Tất cả những rủi ro đó đều cần được nhận diện và xem xét mức độ ảnh hưởng và tác động của chúng tới sự an toàn của sản phẩm/dịch vụ thực phẩm mà tổ chức cung cấp”, ông Bình cho biết.
Bên cạnh đó, việc nhận diện và kiểm soát các rủi ro ở cấp độ tổ chức thông qua cách tiếp cận dựa trên phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn hay còn gọi là nguyên tắc HACCP trong toàn bộ các quá trình của tổ chức vẫn phải được duy trì.
Điều này giúp cho các tổ chức hoạch định nên Chính sách ATTP và xây dựng một mô hình HTQL ATTP phù hợp với quy mô, nguồn lực hiện có của mình trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu khách hàng và các bên quan tâm nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát đầy đủ các mối nguy an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, sự khác biệt giữa các khái niệm về chương trình tiên quyết (PRPs), chương trình tiên quyết điều hành (OPRPs) và điểm kiểm soát tới hạn (CCPs) cũng được làm rõ hơn cho những người sử dụng. Đồng thời tiêu chuẩn cũng yêu cầu tổ chức phải áp dụng các biện pháp truy suất nguồn gốc thích hợp đối với sản phẩm/dịch vụ của mình và phải tiến hành thử nghiệm, kiểm tra xác nhận lại hệ thống đã áp dụng nhằm đảm bảo tính hiệu lực của nó.
Với tất cả những ưu điểm được ghi nhận của mô hình hệ thống quản lý này, mô hình hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo bộ tiêu chuẩn ISO 22000 đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng cần đạt được trong "Chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 đến 2020, tầm nhìn 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012. Trong đó đến năm 2020 “ tỉ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000… đạt ít nhất 80%”.
Sự kiện thuộc dự án KH&CN “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” - Nhóm nhiệm vụ Nhân rộng áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng đã được tổ chức liên tục nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận mô hình quản lý này tới các doanh nghiệp hoạt động trong toàn chuỗi thực phẩm.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh - 0903505714
Email: Vietcert.kd96@gmail.com


CẬP NHẬT ISO 22000:2018 - 0903505714

Việc sửa đổi Tiêu chuẩn ISO 22000, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, đang được tiến hành và đã đạt đến giai đoạn Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc tế (DIS). Tiêu chuẩn sửa đổi sẽ kết hợp một cấu trúc lõi mới cũng như các yếu tố chính được công nhận nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm ở từng giai đoạn trong chuỗi thực phẩm.
Cập nhật ISO 22000:2018
Việc sửa đổi ISO 22000 nhằm củng cố các vấn đề mới đây liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm phù hợp với với bối cảnh hiện nay của ngành thực phẩm. Đây là một quá trình toàn diện và nhóm sửa đổi tiêu chuẩn đã đưa ra một số khái niệm sâu rộng. Các chuyên gia đã họp 2 lần vào 2016 và đã xử lý 1800 ý kiến từ nhiều bên liên quan đại diện cho một loạt các vị trí trên toàn cầu. Bây giờ, nhiêmj vụ chính của họ là chuyển ngữ các khái niệm đã được sửa đổi trong tiêu chuẩn và truyền đạt cho người sử dụng một cách rõ ràng và súc tích, làm cho ISO 22000 trở nên dễ hiểu và dễ thực hiện đối với các tổ chức ở mọi quy mô, và trong mọi khía cạnh của chuỗi thực phẩm.
Phiên bản mới của ISO 22000 sẽ bao gồm một số sửa đổi nhỏ để tăng tính dễ đọc hiểu và rõ ràng của tiêu chuẩn, cũng như một số thay đổi đáng kể mang tính chất cấu trúc hơn. Các điểm nổi bật chính là:
  • Phiên bản mới sẽ sử dụng Mô hình Cấu trúc Bậc cao (High Level Structure), đây là khuôn khổ cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý. Cấu trúc này làm cho các doanh nghiệp áp dụng dễ dàng tích hợp các các hệ thống quản lý vào các quá trình tác nghiệp của họ.
  • Tiêu chuẩn sửa đổi sẽ cung cấp một cách hiểu mới về khái niệm "rủi ro". Rủi ro là một khái niệm quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và tiêu chuẩn sẽ phân biệt rủi ro ở cấp độ hoạt động (thông qua phương pháp tiếp cận điểm kiểm soát tới hạn hoặc HACCP) và rủi ro ở cấp chiến lược của hệ thống quản lý (rủi ro kinh doanh) với khả năng nắm lấy các cơ hội để đạt được mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.
  • Tiêu chuẩn sẽ làm rõ sự khác biệt giữa hai chu kỳ PDCA. Chu kỳ đầu tiên áp dụng cho hệ thống quản lý, chu kỳ thứ hai giải quyết các hoạt động được mô tả trong điều khoản 8, đồng thời bao gồm các nguyên tắc của HACCP được xác định bởi Codex Alimentarius
    Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
    Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
    Trân trọng cảm ơn!
    --------
    Thanks and Best regards,
    ---------------------------------------------------------------------
    Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
    Ms Linh - 0903505714
    Email: Vietcert.kd96@gmail.com

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Chứng nhận ISO 22000 0905527089

                                                        QUẢN LÝ  AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000
Quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế xác định những yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đối với vệ sinh an toàn thực phẩm cùng tất cả các tổ chức trong dây chuyền cung ứng thực phẩm từ “nông trại cho đến bàn ăn”.
Tiêu chuẩn ISO 22000 là một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế thiết thực, phù hợp với bất cứ doanh nghiệp nào trong toàn bộ chuỗi thực phẩm bao gồm những tổ chức liên quan liên kết như nhà sản xuất trang thiết bị, đóng gói nguyên vật liệu, đại lý vệ sinh, chất phụ gia và thành phần.
ISO 22000:2005 còn phù hợp với những doanh nghiệm đang tìm kiếm sự hội nhập trong hệ thống quản lý chất lượng của mình, ví dụ như ISO 9001, và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của họ.
Tiêu chuẩn kết hợp những yếu tố chính được phát hiện một cách chung chung để đảm bảo an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm như:
  • Trao đổi thông tin
  • Quản lý hệ thống
  • Kiểm soát những mối nguy an toàn thực phẩm thông qua các chương trình tiên quyết và kế hoạch HACCP
  • Những cải tiến thường xuyên và cập nhật mang tính liên tục trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Những phúc lợi của ISO 22000:

    • Giới thiệu những quy trình được ghi nhận quốc tế tới doanh nghiệp của bạn
    • Đem lại niềm tin cho nhà cung cấp và cổ đông trong những việc kiểm soát mối nguy và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
    • Kiểm soát mối nguy đúng nơi xuyên suốt dây chuyền cung ứng vệ sinh an toàn thực phẩm
    • Đưa ra tính minh bạch xung quanh nhiệm vụ và trách nhiệm
    • Liên tục cải tiến và nâng cấp hệ thống của bạn để tổ chức giữ hiệu lực.
    • ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
    • Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô; bao gồm:
      Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
      Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
      Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
      Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,..
      Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
      Các hãng vận chuyển thực phẩm
      Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
      Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
      Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
      Trang trại trồng trọt và chăn nuôi
    • Trung tâm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - Vietcert.
      Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905527089 để được tư vấn tốt nhất.