Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

NHỮNG LOẠI THUỐC BVTV KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM VÀ DANH MỤC THUỐC CẤM

NHỮNG LOẠI THUỐC BVTV KHÔNG ĐƯỢC PHÉP 
ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
VÀ DANH MỤC  THUỐC CẤM ĐƯỢC BỘ NNPTNT BAN HÀNH  NĂM 2018
----------------------

    Theo điều 49 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2013, điều 6 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT ban hành ngày 08 tháng 06 năm 2015 thì thuốc bảo vệ thực vật cấm đăng ký hoặc bị loại bỏ khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được lưu hành trên thị trường Việt nam bao gồm:

1.      Thuốc nằm trong danh mục cấm (Thông tư số 03/2018/TT-BNNPTNT)
2.      Thuốc có nguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khỏe con người, động vật, môi trường
3.      Thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độc cấp tính loại I, II theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS), trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng, thuốc trừ chuột; thuốc trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; thuốc bảo quản lâm sản mà lâm sản đó không dùng làm thực phẩm và dược liệu.
4.      Thuốc bị trùng tên thương phẩm với tên hoạt chất hoặc với tên thương phẩm của thuốc BVTV khác trong danh mục
5.      Thuốc chứa methyl bromide
6.      Thuốc dùng để phòng trừ vi sinh vật không gây hại thực vật
7.      Thuốc sáng chế ở nước ngoài nhưng chưa được phép sử dung ở nước ngoài


Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợpquy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
--------------------------
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột

Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ

Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Mr. Đồng: 0903 505 940



Mail: nghiepvu1@vietcert.org

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

NGUYÊN TẮC VÀ TRÌNH TỰ ÁP DỤNG HACCP - 0905 727 089

NGUYÊN TẮC VÀ TRÌNH TỰ ÁP DỤNG HACCP

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) là công cụ cơ bản trong việc hoạch định tạo thực phẩm an toàn trong việc áp dụng ISO 22000 tại các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm.

HACCP có tính chất hệ thống và có cơ sở khoa học, nó xác định các mối nguy cụ thể và các biện pháp để kiểm soát chúng nhằm đảm bảo tính an toàn thực phẩm. HACCP là một công cụ để đánh giá các mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát thường tập trung vào việc phòng ngừa nhiều hơn, thay cho việc kiểm tra thành phẩm.

HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, từ khâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng và việc áp dụng đó phải căn cứ vào các chứng cứ khoa học về các mối nguy cho sức khoẻ của con người. Cùng với việc tăng cường tính an toàn của thực phẩm, việc áp dụng HACCP có thể cho các lợi ích đáng kể khác. Hơn nữa, việc áp dụng hệ thống HACCP có thể giúp các cấp có thẩm quyền trong việc thanh tra và thúc đẩy buôn bán quốc tế bằng cách tăng cường sự tin tưởng về an toàn thực phẩm.

Hình ảnh có liên quan

HACCP có 7 nguyên tắc:

Nhận diện mối nguy;

Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP - Critical Control Points);

Xác định giới hạn tới hạn cho mỗi CCP;

Thiết lập thủ tục giám sát CCP;

Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khi giới hạn tới hạn bị phá vỡ;

Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP;

Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP.

Trình tự áp dụng HACCP gồm 12 bước, trong đó 7 nguyên tắc trên cũng đồng thời là 7 bước cuối. Còn 5 bước trước đó là:

Thành lập nhóm HACCP;

Ghi chép, thuyết minh về thực phẩm (tính an toàn, thời hạn sử dụng, bao gói, hình thức phân phối);

Xác nhận phương pháp sử dụng thực phẩm;

Vạch sơ đồ trình tự chế biến thực phẩm;

Kiểm tra tại nhà máy trình tự chế biến thực phẩm.

Việc nhận diện mối nguy dựa trên kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và sự hiểu biết về thực trạng điều kiện sản xuất của mỗi nhà máy.

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Tiêu chuẩn ISO 22000 - 0905 727 089




Tiêu chuẩn ISO 22000 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, kết hợp các yếu tố quan trọng đã được thừa nhận chung dưới đây nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong cả chuỗi thực phẩm cho tới điểm tiêu thụ cuối cùng:

1. Trao đổi thông tin tác nghiệp

Nói đơn giản “Trao đổi thông tin tác nghiệp” đó là hình thành nên một yêu cầu, cam kết chung về an toàn thực phẩm mà các bên từ Nhà cung cấp, nhà sản xuất, các cơ quan luật pháp và chế định cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng tương tác và thống nhất về sản phẩm an toàn. Việc trao đổi thông tin với khách hàng và người cung ứng là yếu tố thiết yếu để đảm bảo nhận biết, xác định và kiểm soát được tất cả các mối nguy hại về an toàn thực phẩm tại từng bước trong chuỗi thực phẩm.

Trao đổi thông tin với bên ngoài:

Nhằm đảm bảo sẵn có đầy đủ thông tin về các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi thực phẩm, tổ chức phải thiết lập, áp dụng và duy trì các cách thức hiệu quả để trao đổi thông tin với:

Nhà cung ứng và nhà thầu.
Khách hàng, người tiêu dùng, đặc biệt là thông tin về sản phẩm (bao gồm các chỉ dẫn liên quan đến mục đích sử dụng dự kiến, yêu cầu bảo quản cụ thể và, nếu thích hợp, thời hạn sử dụng), các yêu cầu, hợp đồng hoặc đơn hàng bao gồm cả các sửa đổi và thông tin phản hồi của khách hàng kể cả khiếu nại của khách hàng.
Cơ quan luật pháp và chế định
Các tổ chức khác có tác động đến hoặc sẽ bị ảnh hưởng bởi, tính hiệu lực hoặc việc cập nhật của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Trao đổi thông tin nội bộ:

Tổ chức phải thiết lập, áp dụng và duy trì các cách thức hiệu quả để trao đổi thông tin với các thành viên về vấn đề có ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

Nhằm duy trì tính hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, tổ chức phải đảm bảo rằng nhóm an toàn vệ sinh thực phẩm được thông báo một cách kịp thời các thay đổi, bao gồm nhưng không giới hạn ở các yếu tố sau đây:

a)     Sản phẩm hoặc sản phẩm mới

b)     Nguyên liệu thô, thành phần,  dịch vụ

c)     Hệ thống và thiết bị sản xuất

d)    Cơ ngơi sản xuất, vị trí đặt thiết bị, môi trường xung quanh

e)     Chương trình làm sạch và vệ sinh

f)      Hệ thống bao gói, bảo quản và phân phối

g)     Trình độ năng lực của con người và/hoặc sự phân bổ trách nhiệm và quyền hạn

h)     Các yêu cầu về luật định và chế định

i)       Hiểu biết về các mối nguy hại liên quan đến an toàn thực phẩm và các biện pháp kiểm soát

j)       Các yêu cầu của khách hàng, ngành và các yêu cầu khác mà tổ chức theo dõi

k)     Các yêu cầu liên quan của các bên quan tâm bên ngoài

l)       Các khiếu nại chỉ ra mối nguy hại về an toàn thực phẩm đi liền với sản phẩm

m)   Các điều kiện khác có ảnh hưởng đến an toàn thực phầm.

2. Quản lý hệ thống:

Sự tham gia và cam kết của lãnh đạo:

Lãnh đạo cao nhất phải cung cấp bằng chứng về cam kết xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống bằng cách:

Chứng tỏ vấn đề an toàn thực phẩm được hỗ trợ bởi các mục tiêu kinh doanh của tổ chức
Truyền đạt để toàn bộ tổ chức biết về tầm quan trọng của việc thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này, các yêu cầu về luật định và chế định cũng như các yêu cầu của khách hàng liên quan đến an toàn thực phẩm,
Thiết lập chính sách an toàn thực phẩm
Tiến hành các xem xét của lãnh đạo
Đảm bảo tính sẵn có của nguồn lực
Trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo là phải xác định và thông báo cho tổ chức về trách nhiệm và quyền hạn nhằm đảm bảo việc hoạt động và duy trì hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Mọi cá nhân phải có trách nhiệm báo cáo các vấn đề về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm cho (những) người được chỉ định, người được chỉ đinh phải có trách nhiệm và quyền hạn nhất định đối với việc triển khai lập hồ sơ về các hoạt động đó

Lãnh đạo cao nhất phải xem xét hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức ở các giai đoạn được hoạch định để đảm bảo sự phù hợp, thích đáng và tính hiệu lực được duy trì liên tục. Xem xét này phải bao gồm việc đánh giá các cơ hội cải tiến và nhu cầu thay đổi hẹ thống quản lý an toàn thực phẩm, bao gồm cả chính sách về an toàn thực phẩm. Hồ sơ về các xem xét của lãnh đạo phải được duy trì. Yếu tố của việc xem xét, chúng ta cần quan tấm đến chính là đầu vào và đầu ra, đầu vào nghĩa là thông tin về:

Hành động thực hiện từ hoạt động xem xét của lãnh đạo trước đó
Phần tích kết quả các hoạt động kiểm tra xác nhận
Các trường hợp thay đổi có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm
Tình huống khẩn cấp, rủi ro
Xem xét hoạt động trao đổi thông tin, cả thông tin phản hồi của khách hàng
Đánh gia hoặc kiểm tra bên ngoài
Đầu ra của việc xem xét đó chính là các quyết định và hành động của lãnh đạo sau khi xem xét các thông tin đầu vào:

Sự đảm bảo về an toàn thực phẩm
Việc cải tiến tính hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Nhu cầu về nguồn lực
Các xem xét về chính sách an toàn thực phẩm của tổ chức và các mục tiêu liên quan.
Muốn quản lý được hệ thống ATVSTP thì tổ chức trước hết phải quản lý được các nguồn lực sẫn có của chính mình, phải lúc nào cũng nâng cao tinh thần sẵn sàng chuẩn bị, cung cấp đầy đủ những nguồn lực cần thiết để xây dựng, quản lý hệ thống:

 Nguồn nhân lực cần phải có:
·        Năng lực

·        Kiến thức

·        Kỹ năng

·        Được đào tạo

·        Kinh nghiệm

Tổ chức phải:

a)     Xác đinh các năng lực cần thiết đối với các cá nhân mà hoạt động của họ có ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm

b)     Tổ chức đào tạo hoặc thực hiện hoạt động khác nhằm đảm bảo các cá nhân có năng lực cần thiết

c)     Đảm bảo các cá nhân chịu trách nhiệm đối với việc theo dõi, khắc phục và hành động khắc phục của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đều được đào tạo

d)    Đảm bảo các cá nhân nhận thức được sự liên quan và tầm quan trọng của các hoạt động riêng lẻ của cá nhân trong việc đóng góp và an toàn thực phẩm

Cơ sở hạ tầng
Môi trường làm việc
3. Các Chương Trình Tiên Quyết

Các Chương trình tiên quyết (PRPs) được xác định rằng việc sử dụng phân tích mối nguy hại làm yếu tố thiết yêu để kiểm soát khả năng tạo ra mối nguy hại về an toàn thực phẩm cho sản phẩm và hoặc nhiễm bẩn hoặc sự gia tăng các mối nguy hại về an toàn thực phẩm trong các sản phẩm hoặc trong môi trường chế biến.

Các chương trình tiên quyết cần phải phụ thuộc và phân đoạn của chuỗi thực phẩm mà tổ chức hoạt động và loại hình của tổ chức.Ví dụ như: Thực hành nông nghiệp tốt (VietGap, GlobalGap), Thực hành thú y tốt (GVP), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Thực hành chế tạo tốt (GPP), …

Các chương trình tiên quyết phải:

a)     Thích hợp với nhu cầu của tổ chức về mặt an toàn thực phẩm

b)     Thích hợp với qui mô và loại hình hoạt động cũng như tính chất của sản phẩm được sản xuất và/hoặc sử dụng

c)     Được áp dụng trên toàn bộ hệ thống sản xuất, làm chương trình áp dụng chung hoặc là chương trình áp dụng cho một sản phẩm hoặc dây chuyền hoạt động cụ thể

d)    Được nhóm an toàn thực phẩm phê duyệt

Tổ chức cũng phải xác định các yêu cầu về luật định và chế định có liên quan đến vấn đề nêu trên.

Thiết lập các chương trình hoạt động tiên quyết (PRPs):

Phải lập thành văn bản các chương trình hoạt động tiên quyết và mỗi chương trình phải có các thông tin sau:

a)     Các mối nguy hại về an toàn thực phẩm mà chương trình kiểm soát

b)     Các biện pháp kiểm soát

c)     Các quy trình theo dõi chứng tỏ rằng các chương trình tiên quyết (PRP) đã được thực hiện

d)    Khắc phục và hành động khắc phục cần thực hiện nếu việc theo dõi cho thấy là chương trình hoạt động tiên quyết không được kiểm soát

e)     Trách nhiệm và quyền hạn

f)      Các hồ sơ theo dõi

4. Các nguyên tắc xây dựng HACCP.

Trình tự áp dụng HACCP bao gồm 12 bước trong đó 7 bước cuối là 7 nguyên tắc của HACCP

1.     Thành lập nhóm HACCP

2.     Ghi chép, thuyết minh về thực phẩm (tính an toàn, thời hạn sử dụng, bao gói, hình thức phân phối)

3.     Xác nhận phương pháp sử dụng thực phẩm

4.     Vạch sơ đồ trình tự chế biến thực phẩm

5.     Kiểm tra tại nhà máy trình tự chế biến thực phẩm

6.     Qui tắc 1: Nhận diện mối nguy

7.     Qui tắc 2: Xác định điểm kiểm soát tới hạn

8.     Qui tắc 3: Xác định giới tới hạn cho mỗi CCP

9.     Qui tắc 4: Thiết lập thủ tục giám sát CCP

10. Qui tắc 5: Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khí giới hạn tới hạn bị phá vỡ.

11. Qui tắc 6: Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP

12. Qui tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP

Ngoài ra, bộ tiêu chuẩn ISO 22000 còn có các tiêu chuẩn sau, chủ yếu hỗ trợ việc áp dụng cũng như chứng nhận ISO 22000.

ISO 22000 - Food safety management systems - Requirements for any organization in the food chain.
ISO 22001 - Guidelines on the application of ISO 9001:2000 for the food and drink industry (replaces: ISO 15161:2001).
ISO/TS 22002- Prerequisite programmes on food safety—Part 1: Food manufacturing
ISO TS 22003 - Food safety management systems for bodies providing audit and certification of food safety management systems.
ISO TS 22004 - Food safety management systems - Guidance on the application of ISO 22000:2005.
ISO 22005 - Traceability in the feed and food chain - General principles and basic requirements for system design and implementation.
ISO 22006 - Quality management systems - Guidance on the application of ISO 9002:2000 for crop production.

     Phiên bản hiện hành của ISO 22000 là ISO 22000:2005 và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN ISO 22000:2007.

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Chứng nhận ISO 22000 - 0905727089

CHỨNG NHẬN ISO 22000

1. ISO 22000 là gì?
  ISO 22000 là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

  Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng bởi sự đóng góp của 187 quốc gia thành viên trên thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành vào ngày 20/06/2018 thay thế cho phiên bản trước đó là ISO 22000:2005.

Kết quả hình ảnh cho ISO 22000

2. Đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, kinh doanh thực phẩm trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô; bao gồm:


  • Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
  • Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
  • Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,..
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
  • Các hãng vận chuyển thực phẩm
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
  • Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
  • Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
  • Trang trại trồng trọt và chăn nuôi

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Đánh giá chứng nhận hợp quy 46 sản phẩm phân bón Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi

Chứng nhận hợp quy cho 46 sản phẩm phân bón phù hợp với Nghị định 108/2017/NĐ-CP ban hành ngày 20/09/2017 của Chính Phủ do Công ty cổ phần hóa chất Quảng Ngãi sản xuất


 Địa chỉ trụ sở: 307 Hùng Vương, Phường Trần Phú, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi

Địa chỉ thực hiện: Thôn Thuận Hòa, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

'


Khu vực sản xuất bán thành phẩm và thành phẩm phân NPK

















Kho thành phẩm






Phòng Thí nghiệm KSC 










Mọi chi tiết xin liên hệ Trung tâm Giám định và chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy VietCert
Số điện thoại: Mr.Linh-0905527089   


Đánh giá chứng nhận hợp quy 9 sản phẩm phân bón Công ty Cổ phần Humic Quảng Ngãi

Chứng nhận hợp quy cho 9 sản phẩm phân bón phù hợp với Nghị định 108/2017/NĐ-CP ban hành ngày 20/09/2017 của Chính Phủ do Công ty cổ phần phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi sản xuất 
Địa chỉ: Tổ 23, phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảngg Ngãi 




Phòng Thí nghiệm KSC được công ty Humic đầu tư trang thiết bị hiện đại








Khu vực sản xuất bán thành phẩm và thành phẩm phân NPK







Kho thành phẩm







Mọi chi tiết xin liên hệ Trung tâm Giám định và chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy VietCert
Số điện thoại: Mr.Linh-0905527089   

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 22000 - 0905727089

Việc các đơn vị doanh nghiệp thực hiện công việc kinh doanh sản xuất cung ứng thực phẩm trên thị trường cần áp dụng chứng nhận ISO 22000 – hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
chung nhan iso 22000

Quy trình chứng nhận ISO 22000

Chứng nhận  ISO 22000 được ra đời trong giai đoạn khi kinh tế đang ngày càng phát triển, khi cuộc sống đang được nâng cao thì yêu cầu về nhà ở, đi lại, ăn uống và các dịch vụ tiện ích khác cũng được nâng cao yêu cầu. Tiêu chí hàng đầu cho các dịch vụ đó là sự an toàn , nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhằm giúp các doanh nghiệp có sự tự tin cũng như đủ điều kiện để cạnh tranh trong môi trường quốc tế, tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đã được ban hành.
Tương tự chứng nhận ISO 9001, Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi làm chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2005 thực hiện theo các bước:
  1. Xác định phạm vi áp dụng.
  2. Đánh giá sơ bộ doanh nghiệp như : máy móc thiết bị, nguyên liệu đầu vào,nhà xưởng.
  3. Lên kế hoạch thực hiện.
  4. Thực hiện kế hoạch
  5. Đánh giá sau khi thực hiện.
  6. Điều chỉnh, khắc phục sau đánh giá.
  7. Chọn tổ chức chứng nhận
Thời gian chứng nhận ISO 22000:2005: 20 – 35 ngày (chưa tính thời gian hoàn thiện đủ tiêu chuẩn ISO 22000)

Một số tiêu chuẩn có liên quan đến iso 22000:2005 

  • GMP : Nguyên tắc thực hành sản xuất tốt
  • HACCP :Phân tích các rủi ro và các điểm kiểm soát tới hạn
  • BRC : Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu
  • IFS :Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế
  • Global Gap : Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
  • Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
    Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

CHỨNG NHẬN ISO 22000 QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO? - 0903505714

Chứng nhận ISO 22000 là chứng chỉ có giá trị quốc tế, nó như một lời cam kết của doanh nghiệp trong việc kiểm soát các mối nguy hiểm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng…
Chứng nhận ISO 22000 hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Khi cuộc sống của con người được nâng cao, nhu cầu sử dụng các dịch vụ cũng theo đó mà tăng lên. Tiêu chí hàng đầu giúp khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, chính là tính an toàn cho người sử dụng. Trong số đó, vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và được cấp chứng nhận của quốc tế, giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng tốt với khách hàng và tự tin cạnh tranh trong môi trường quốc tế.
Chứng nhận ISO 22000 cần thiết với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được triển khai nhằm chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về hệ thống trao đổi thông tin, hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro trong một doanh nghiệp.
Chứng nhận ISO 22000 như một bằng chứng về an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và cung ứng thực phẩm.

Ảnh minh họa

Chứng nhận ISO 22000 có thể được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ khâu chăn nuôi, sơ chế đến chế biến, vận chuyển và lưu kho, cũng như các khâu bán buôn, bán lẻ; hoặc các đơn vị liên quan khác như: xí nghiệp sản xuất thiết bị, bao bì, các chất làm sạch, phụ gia thực phẩm,…
Chứng nhận ISO 22000 như một bằng chứng của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và cung cấp thực phẩm trong việc phát hiện kịp thời và kiểm soát các mối nguy hiểm thực phẩm, cũng như quản lý hệ thống giám sát an toàn thực phẩm.
Chứng nhận ISO 22000 mang tới cho doanh nghiệp những lợi ích tuyệt vời như:
– Tạo ấn tượng tốt với khách hàng, gia tăng cơ hội kinh doanh.
– Tăng tính minh bạch của doanh nghiệp trong quy trình sản xuất, chế biến và cung ứng thực phẩm tới người tiêu dùng.
– Giúp doanh nghiệp sản xuất tốt hơn với hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm được quốc tế công nhận.
– Tăng khả năng tối thiểu hóa các rủi ro quan trọng ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp.
– Giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ và tối thiểu hóa nguy cơ sai lỗi.
– Nâng cao tinh thần làm việc và tính trách nhiệm của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp.
– Góp phần gia tăng tính chủ động của doanh nghiệp trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều hệ thống tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm khác nhau, bao gồm tiêu chuẩn do các doanh nghiệp tự xây dựng, các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế. Nhưng tiêu chuẩn ISO 22000 vẫn được sử dụng phổ biến và có giá trị hơn cả. Các nguyên tắc trong hệ thống tiêu chuẩn này đã trở thành điều kiện ràng buộc doanh nghiệp trong thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm tự giác và nghiêm túc.
Sai lầm trong sản xuất và cung ứng thực phẩm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Chứng nhận ISO 22000 là bằng chứng của doanh nghiệp về một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả và danh tiếng, chắc chắn rằng không một mắt xích nào trong chuỗi cung cứng thực phẩm gây hại tới sức khỏe người tiêu dùng.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh - 0903505714
Email: Vietcert.kd96@gmail.com


Phiên bản tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đã chính thức được ban hành - 0903505714

Có đến hơn hai trăm loại bệnh lây lan qua chuỗi thức ăn, rõ ràng là sản xuất thực phẩm an toàn, bền vững là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay. Toàn cầu hóa thương mại thực phẩm đang tiếp tục làm phức tạp hơn vấn đề an toàn thực phẩm. Phiên bản tiêu chuẩn ISO 22000 mới về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thể hiện một phản ứng kịp thời với điều này.

An toàn thực phẩm chính là phòng ngừa, loại bỏ và kiểm soát các mối nguy từ thực phẩm, từ nơi sản xuất đến điểm tiêu thụ. Vì các nguy cơ về an toàn thực phẩm có thể được xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình, mọi công ty trong chuỗi cung ứng thực phẩm phải thực hiện các biện pháp kiểm soát mối nguy một cách thích đáng. Trong thực tế, an toàn thực phẩm chỉ có thể được duy trì thông qua sự nỗ lực kết hợp của tất cả các bên: chính phủ, nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.

Với đối tượng áp dụng là tất cả các tổ chức trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn, bất kể quy mô hay ngành nghề, ISO 22000:2018, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thức ăn, đã chuyển đổi quản lý an toàn thực phẩm thành một quá trình cải tiến liên tục. Tiêu chuẩn đưa cách tiếp cận phòng ngừa vào vấn đề an toàn thực phẩm bằng cách hỗ trợ việc xác định, phòng ngừa và giảm thiểu các mối nguy trong chuỗi thực phẩm và thức ăn.

Phiên bản mới này mang đến sự hiểu biết rõ ràng cho hàng ngàn công ty trên toàn thế giới đã sử dụng tiêu chuẩn này. Những cải tiến mới nhất của tiêu chuẩn bao gồm:

  • Áp dụng cấu trúc cấp cao chung cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO, giúp các tổ chức dễ dàng kết hợp ISO 22000 với các hệ thống quản lý khác (như ISO 9001 hay ISO 14001) tại một thời điểm nhất định
  • Một cách tiếp cận mới đối với rủi ro - như một khái niệm quan trọng trong kinh doanh thực phẩm - phân biệt giữa rủi ro ở cấp độ hoạt động và cấp độ kinh doanh của hệ thống quản lý
  • Liên kết chặt chẽ với Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm, nhóm thực phẩm của Liên hợp quốc, xây dựng các hướng dẫn về an toàn thực phẩm cho các quốc gia
  • Tiêu chuẩn mới này cung cấp khả năng kiểm soát động các mối nguy về an toàn thực phẩm kết hợp các yếu tố chính được thừa nhận là: truyền thông tương tác, quản lý hệ thống, Chương trình tiên quyết (PRP) và các nguyên tắc Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).

Ông Jacob Faergemand, Trưởng Ban kỹ thuật ISO/TC 34, Sản phẩm thực phẩm, Tiểu ban 17, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn này, nói: “Để đáp ứng nhu cầu thị trường về an toàn thực phẩm, ISO 22000 được xây dựng bởi các bên liên quan trong các tổ chức an toàn thực phẩm như: quản trị, người tiêu dùng, tư vấn, công nghiệp và nghiên cứu. Khi một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng bởi chính người sử dụng ISO 22000 thì có thể chắc chắn rằng các yêu cầu từ thị trường sẽ được đáp ứng.”

ISO 22000:2018 hủy bỏ và thay thế ISO 22000:2005. Các tổ chức được chứng nhận theo phiên bản tiêu chuẩn trước có thời hạn ba năm để chuyển đổi sang phiên bản mới.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh - 0903505714
Email: Vietcert.kd96@gmail.com